Trong tiết trời nóng nực, thưởng thức món nộm sứa sẽ mang lại những cảm giác thú vị. Miếng sứa giòn, ngọt, đậm đà cùng với mùi thơm của các loại gia vị sẽ ngấm vào lưỡi, lan tỏa khắp cơ thể làm tan đi cái cảm giác nóng bức giữa mùa hè oi ả.
Nộm sứa đặc sản Đà Nẵng |
Nộm sứa đặc sản Đà Nẵng.
Mùa hè là mùa sứa nổi từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, không có vây, không có tai, không có đuôi và cũng không có xương... thế mà sứa chịu đựng được mọi sóng to gió lớn. Người đi biển gặp thảm sứa, lấy dây buộc lại và dùng thuyền máy kéo lôi vào bờ. Sứa được đưa lên bãi cát và ngư dân dùng dao sắc cắt thân sứa ra làm nhiều mảnh. Sau đó còn cắt ra từng miếng nhỏ bằng ngón chân cái, trông giống như cái tai gọi là sứa tai. Còn chân sứa cũng đem cắt nhỏ gọi là sứa chân. Sứa tai trong suốt mọng nước, ngả mầu xanh dương trong khi sứa chân trắng đục, giòn như gân, sụn. Chính vì sứa chân ngon hơn sứa tai nên giá bán cũng đắt hơn.
Sứa qua sơ chế thường rất mặn, do đó, muốn chế biến thức ăn phải ngâm nước kỹ để nhạt bớt. Trong quá trình ngâm phải thường xuyên thay nước cho đến khi miếng sứa chỉ còn thoảng vị mặn mới chế biến nộm. Không như các loại nộm rau, làm nộm sứa khá phức tạp, bởi trộn không khéo sẽ làm hỏng sứa và mất mùi thơm.
Muốn làm món nộm bằng sứa tai, người nội trợ phải khéo tay, xếp sứa lên một chiếc bát úp lọt lòng chiếc thau nhựa có kích cỡ vài tấc tây là có thể đủ ăn cả nhà. Nước sứa tiết sa, sẽ rút xuống đáy thau. Bấy giờ người đầu bếp mới rải lên mặt sứa một lớp gia vị đủ như loại lạc rang giã nhỏ, chuối chát non thái mỏng, xoài xanh băm nhỏ, ớt chín, rau răm, rau húng... thế là có món nộm sứa ngon lành.
Với sứa chân, người sành ăn có thể làm thành món nộm công phu và tốn kém hơn. Đem sứa chân thái nhỏ, rửa bằng nước đun sôi để nguội, sau đó trộn chung với thịt gà luộc hay thịt heo thái mỏng, thêm vào ớt chín, xoài xanh băm nhỏ, trứng luộc, lạ rang giã nhỏ, rau thơm các loại... khiến cho hương vị càng thêm đậm đà, khoái khẩu.
Sứa qua sơ chế thường rất mặn, do đó, muốn chế biến thức ăn phải ngâm nước kỹ để nhạt bớt. Trong quá trình ngâm phải thường xuyên thay nước cho đến khi miếng sứa chỉ còn thoảng vị mặn mới chế biến nộm. Không như các loại nộm rau, làm nộm sứa khá phức tạp, bởi trộn không khéo sẽ làm hỏng sứa và mất mùi thơm.
Muốn làm món nộm bằng sứa tai, người nội trợ phải khéo tay, xếp sứa lên một chiếc bát úp lọt lòng chiếc thau nhựa có kích cỡ vài tấc tây là có thể đủ ăn cả nhà. Nước sứa tiết sa, sẽ rút xuống đáy thau. Bấy giờ người đầu bếp mới rải lên mặt sứa một lớp gia vị đủ như loại lạc rang giã nhỏ, chuối chát non thái mỏng, xoài xanh băm nhỏ, ớt chín, rau răm, rau húng... thế là có món nộm sứa ngon lành.
Với sứa chân, người sành ăn có thể làm thành món nộm công phu và tốn kém hơn. Đem sứa chân thái nhỏ, rửa bằng nước đun sôi để nguội, sau đó trộn chung với thịt gà luộc hay thịt heo thái mỏng, thêm vào ớt chín, xoài xanh băm nhỏ, trứng luộc, lạ rang giã nhỏ, rau thơm các loại... khiến cho hương vị càng thêm đậm đà, khoái khẩu.
Post a Comment