Vùng Lập Thạch (Vĩnh Phúc) được biết đến là một vùng bán sơn địa.
Trước kia thường có một mùa nước ngập đồng chiêm, thủy sản nước ngọt rất
phong phú, đặc biệt là các loại cá.
Với thuận lợi này, người dân Lập Thạch đã đem đến cho du khách món ăn độc đáo: Cá thính.
Nghe người già trong vùng kể lại, ngày xưa ở Lập Thạch, mỗi khi nước lên, người dân bắt được rất nhiều cá từ các ao hồ, sông suối nhưng lại không ăn hết ngay được. Đời sống bấy giờ còn khó khăn, điện và các vật dụng để bảo quản thực phẩm hiện đại lại chưa có. “Cái khó ló cái khôn”, người dân nơi đây đã nghĩ ra cách ướp muối cá với thính để giữ cá được lâu hơn. Đặc sản các thính cũng ra đời từ đó.
Cá thính (còn gọi là cá muối chua) là một món ăn độc đáo. Những nguyên liệu của món cũng rất dễ kiếm, cá và thính là hai nguyên liệu chính.
Có rất nhiều loại cá để làm cá thính như: cá mương, cá nẹp, cá riếc, cá rô ta, rô phi, cá chép, cá mè, cá quả… Nhưng có lẽ làm từ cá quả là ngon hơn cả. Cá được mổ sạch, đánh vẩy, bỏ lòng để ráo nước. Nếu là cá nhỏ thì để nguyên, còn cá to thì cắt thành từng khúc nhỏ khoảng hai đốt ngón tay. Sau đó, ướp muối cho cá rồi cho vào lọ. Vào mùa hè để 4 đến 5 ngày, còn mùa đông thì để 6 đến 7 ngày, lấy ra vắt kiệt nước.
Khi cá đã được vắt kiệt nước, công đoạn tiếp theo là ướp thính cho
cá. Thính được làm từ ngô, gạo tẻ hoặc gạo nếp. Nhưng phổ biến nhất là
làm từ ngô. Ngô được rang vàng rồi nghiền ra, giần lấy những hạt thính
nhỏ như hạt cải xát vào cá, rồi cho vào lọ chừng lưng lọ thì để rơm vào,
úp ngược lọ xuống một cái đĩa đựng nước lã. Để khoảng nửa tháng có thể
mang ra ăn được.
Muốn cá thính thơm ngon hơn, khi ướp thính cho cá ta cho thêm vài lá ổi vào cùng. Sau một thời gian, lấy cá ra cạo sạch thính cũ và cho thính mới vào. Cá thính để càng lâu càng ngon hơn.
Cá thính khi ăn có thể rán hoặc nướng. Cá thính rán lên có lớp ngoài là thính giòn giòn vàng óng, phần thịt cá bên trong có màu hồng và dai dai đậm đà rất hợp với cơm nóng.
Cá thính nướng lại là món ưa thích của đàn ông. Vào tiết trời se lạnh được ngồi nhâm nhi chén rượu với đĩa cá thính nướng thơm thì còn gì hơn.
“Vào mùa hè làm cá thính thường mặn nên ít người làm. Nhưng đến mùa đông thì trong nhà mỗi người dân Lập Thạch chúng tôi đều có một lọ cá thính. Những người đi làm xa quê thường nhờ người gửi cho một lọ cá thính”, bà Thu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) chia sẻ.
Với thuận lợi này, người dân Lập Thạch đã đem đến cho du khách món ăn độc đáo: Cá thính.
Nghe người già trong vùng kể lại, ngày xưa ở Lập Thạch, mỗi khi nước lên, người dân bắt được rất nhiều cá từ các ao hồ, sông suối nhưng lại không ăn hết ngay được. Đời sống bấy giờ còn khó khăn, điện và các vật dụng để bảo quản thực phẩm hiện đại lại chưa có. “Cái khó ló cái khôn”, người dân nơi đây đã nghĩ ra cách ướp muối cá với thính để giữ cá được lâu hơn. Đặc sản các thính cũng ra đời từ đó.
Cá thính (còn gọi là cá muối chua) là một món ăn độc đáo. Những nguyên liệu của món cũng rất dễ kiếm, cá và thính là hai nguyên liệu chính.
Có rất nhiều loại cá để làm cá thính như: cá mương, cá nẹp, cá riếc, cá rô ta, rô phi, cá chép, cá mè, cá quả… Nhưng có lẽ làm từ cá quả là ngon hơn cả. Cá được mổ sạch, đánh vẩy, bỏ lòng để ráo nước. Nếu là cá nhỏ thì để nguyên, còn cá to thì cắt thành từng khúc nhỏ khoảng hai đốt ngón tay. Sau đó, ướp muối cho cá rồi cho vào lọ. Vào mùa hè để 4 đến 5 ngày, còn mùa đông thì để 6 đến 7 ngày, lấy ra vắt kiệt nước.
Muốn cá thính thơm ngon hơn, khi ướp thính cho cá ta cho thêm vài lá ổi vào cùng. Sau một thời gian, lấy cá ra cạo sạch thính cũ và cho thính mới vào. Cá thính để càng lâu càng ngon hơn.
Cá thính khi ăn có thể rán hoặc nướng. Cá thính rán lên có lớp ngoài là thính giòn giòn vàng óng, phần thịt cá bên trong có màu hồng và dai dai đậm đà rất hợp với cơm nóng.
Cá thính nướng lại là món ưa thích của đàn ông. Vào tiết trời se lạnh được ngồi nhâm nhi chén rượu với đĩa cá thính nướng thơm thì còn gì hơn.
“Vào mùa hè làm cá thính thường mặn nên ít người làm. Nhưng đến mùa đông thì trong nhà mỗi người dân Lập Thạch chúng tôi đều có một lọ cá thính. Những người đi làm xa quê thường nhờ người gửi cho một lọ cá thính”, bà Thu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) chia sẻ.
Post a Comment