Võ Nhai không chỉ được biết đến là vùng đất lịch sử mà nơi đây còn hấp dẫn du khách với nhiều sản vật nổi tiếng. Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt của địa phương để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức
Nghề làm đậu phụ ở Bình Long được người dân Hưng Yên mang theo từ quê nhà khi lên Thái Nguyên xây dựng vùng kinh tế mới. Giờ đây, xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon. Nghề làm đậu phụ kết hợp với chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế hộ gia đình, góp phần tạo việc làm tại chỗ cho nhân dân địa phương nơi đây.
Ở An Long có gần 30 hộ dân làm đậu phụ, trung bình mỗi ngày các hộ dân làm khoảng 20kg - 30kg đậu. Chế biến đậu phụ không quá cầu kỳ nhưng cần những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và qua nhiều công đoạn. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu để làm đậu, người Bình Long đã có những bí quyết riêng mà không nơi nào có được. Đậu nguyên liệu do người Bình Long trồng ngay trên đồng đất quê mình, hạt tròn, đều như nhau, là thứ đậu mới thu hái thơm lựng. Để có được mẻ đậu đạt yêu cầu, người làm đậu phải lao động trong gần 3 tiếng đồng hồ. Quan trọng nhất trong các công đoạn làm đậu là khâu đun sôi nước đậu đã qua lọc và pha nước chua. Thông thường, để làm 10kg đậu thì phải chia làm 3 nồi, thời gian để mỗi nồi nước đậu sôi không được quá 40 phút. Sau khi nồi nước đậu đã sôi, chúng sẽ được đổ ra các chậu hoặc chum sành để pha nước chua. Nước chua cho vào phải đạt một tỷ lệ nhất đinh, không quá nhiều và không quá ít. Nếu lượng nước chua cho vào nhiều thì đậu cứng, xác, mất độ thơm ngậy. Ngược lại, lượng nước chua cho vào quá ít thì đậu lại mềm nát.
Đậu Bình Long ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm. Người bán đậu không bán từng bìa mà bán theo cân, với 20 nghìn đồng/1kg đậu, đủ để đại gia đình quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon chế biến từ đậu. Có nhiều cách thưởng thức đậu Bình Long, khi còn nóng chỉ cần cắt ra chấm mắm tôm chanh sẽ cảm nhận vị thơm ngậy riêng biệt, có thể cắt nhỏ, rán vàng, chấm nước mắm chanh ớt ăn kèm rau sống, cầu kỳ hơn đậu phụ kết hợp với một số thực phẩm khác: thịt lợn, cà chua là có ngay món ngon dân dã trong bữa cơm gia đình.
Là sản phẩm đặc biệt của đất Võ Nhai, nhưng sức hấp dẫn của nó đã lan tỏa nhiều huyện, thành trong tỉnh, bởi thế tại một số địa phương: Đồng Hỷ, T.P Thái Nguyên đã xuất hiện sản phẩm đậu mang thương hiệu Bình Long, chỉ riêng tại T.P Thái Nguyên đã có vài chục hàng đậu như thế.
Năm 2011 xóm An Long đã được công nhận làng nghề truyền thống làm đậu phụ. Xã Bình Long đang chủ trương mở rộng vùng sản xuất đậu tương để cung cấp nguồn nguyên liệu và thành lập Hợp tác xã Đậu phụ An Long để giới thiệu sản phẩm đặc biệt này đến người tiêu dùng...
Nghề làm đậu phụ ở Bình Long được người dân Hưng Yên mang theo từ quê nhà khi lên Thái Nguyên xây dựng vùng kinh tế mới. Giờ đây, xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon. Nghề làm đậu phụ kết hợp với chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế hộ gia đình, góp phần tạo việc làm tại chỗ cho nhân dân địa phương nơi đây.
Ở An Long có gần 30 hộ dân làm đậu phụ, trung bình mỗi ngày các hộ dân làm khoảng 20kg - 30kg đậu. Chế biến đậu phụ không quá cầu kỳ nhưng cần những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và qua nhiều công đoạn. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu để làm đậu, người Bình Long đã có những bí quyết riêng mà không nơi nào có được. Đậu nguyên liệu do người Bình Long trồng ngay trên đồng đất quê mình, hạt tròn, đều như nhau, là thứ đậu mới thu hái thơm lựng. Để có được mẻ đậu đạt yêu cầu, người làm đậu phải lao động trong gần 3 tiếng đồng hồ. Quan trọng nhất trong các công đoạn làm đậu là khâu đun sôi nước đậu đã qua lọc và pha nước chua. Thông thường, để làm 10kg đậu thì phải chia làm 3 nồi, thời gian để mỗi nồi nước đậu sôi không được quá 40 phút. Sau khi nồi nước đậu đã sôi, chúng sẽ được đổ ra các chậu hoặc chum sành để pha nước chua. Nước chua cho vào phải đạt một tỷ lệ nhất đinh, không quá nhiều và không quá ít. Nếu lượng nước chua cho vào nhiều thì đậu cứng, xác, mất độ thơm ngậy. Ngược lại, lượng nước chua cho vào quá ít thì đậu lại mềm nát.
Đậu Bình Long ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm. Người bán đậu không bán từng bìa mà bán theo cân, với 20 nghìn đồng/1kg đậu, đủ để đại gia đình quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon chế biến từ đậu. Có nhiều cách thưởng thức đậu Bình Long, khi còn nóng chỉ cần cắt ra chấm mắm tôm chanh sẽ cảm nhận vị thơm ngậy riêng biệt, có thể cắt nhỏ, rán vàng, chấm nước mắm chanh ớt ăn kèm rau sống, cầu kỳ hơn đậu phụ kết hợp với một số thực phẩm khác: thịt lợn, cà chua là có ngay món ngon dân dã trong bữa cơm gia đình.
Là sản phẩm đặc biệt của đất Võ Nhai, nhưng sức hấp dẫn của nó đã lan tỏa nhiều huyện, thành trong tỉnh, bởi thế tại một số địa phương: Đồng Hỷ, T.P Thái Nguyên đã xuất hiện sản phẩm đậu mang thương hiệu Bình Long, chỉ riêng tại T.P Thái Nguyên đã có vài chục hàng đậu như thế.
Năm 2011 xóm An Long đã được công nhận làng nghề truyền thống làm đậu phụ. Xã Bình Long đang chủ trương mở rộng vùng sản xuất đậu tương để cung cấp nguồn nguyên liệu và thành lập Hợp tác xã Đậu phụ An Long để giới thiệu sản phẩm đặc biệt này đến người tiêu dùng...
Post a Comment