Nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng tương tự như Sa Pa, Đà Lạt. Du khách đến đây có thể trèo lên những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Mông mến khách, hay dạo chơi dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du cùng thác Tập Lang rì rầm nước chảy cùng chén chà tuyết bốc khói nghi ngút. Một cảm giác lâng lâng, khó tả khiến con người muốn tan chảy trong thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn.
Ai đã từng lên thăm xã
Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước
bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60, thống kê có tới
gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có từ 200 tuổi, đến 300 tuổi, còn những
cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết. Chè cổ thụ nhiều
đến nỗi viện sĩ K. M. Djemmukhatze thuộc viện sinh hóa A. Ba Cu, Viện
hàn lâm khoa học Liên Xô, khi đến Suối Giàng nghiên cứu vào những năm 60
của thế kỷ 20 này phải thốt lên: “Tôi đã đi qua 120 nước có chè trên
thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cây chè lâu năm như ở Suối Giàng,
phải chăng đây là cội nguồn của cây chè? Chè ở đây độc đáo, trong bát
nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới” (lời ghi trong
sổ lưu niệm của xã Suối Giàng).
Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên. Nhìn bao quát cả đồi chè mới thấy những thân chè trắng mốc dị bản đã làm nên sự hấp dẫn của vùng chè Suối Giàng. Theo thống kê mới nhất, diện tích chè tuyết có 393 ha, trong đó diện tích cây chè cổ thụ trên 300 năm tuổi là 293ha, còn 100ha do bà con trồng mới.
Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Các gốc chè ở đây có thâm niên hơn 300 tuổi, thân to, có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết - giống chè shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người Mông nơi đây.
Với độ cao 1.400m so với mặt nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ. Trong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị vữa, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào. Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.
Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp bị chín ngẫu mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.
Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị.
Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 – 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.
Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái... Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
Nhiều gia đình người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao, không những chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon mà du khách còn được tham gia vào quy trình đó. Từ lúc búp chè còn trên cây đến khi hương trà bay ngào ngạt trong một buổi chiều sương mù lan xuống núi. Du khách đến đây không dừng lại ở việc đến thưởng thức đồ uống, mà rộng ra là thưởng thức không khí, văn hóa lối sống, một môi trường sinh thái không bị pha tạp và tinh khiết.
Suối Giàng bốn mùa bồng bềnh trong mây, hấp dẫn du khách bởi khí hậu, vị ngọt của chè tuyết cổ thụ, của mật ong tinh khiết và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng lời hát trao tình của các chàng trai, cô gái Mông réo rắt gọi mời...
Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên. Nhìn bao quát cả đồi chè mới thấy những thân chè trắng mốc dị bản đã làm nên sự hấp dẫn của vùng chè Suối Giàng. Theo thống kê mới nhất, diện tích chè tuyết có 393 ha, trong đó diện tích cây chè cổ thụ trên 300 năm tuổi là 293ha, còn 100ha do bà con trồng mới.
Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Các gốc chè ở đây có thâm niên hơn 300 tuổi, thân to, có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết - giống chè shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người Mông nơi đây.
Với độ cao 1.400m so với mặt nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ. Trong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị vữa, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào. Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.
Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp bị chín ngẫu mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.
Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị.
Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 – 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.
Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái... Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
Nhiều gia đình người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao, không những chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon mà du khách còn được tham gia vào quy trình đó. Từ lúc búp chè còn trên cây đến khi hương trà bay ngào ngạt trong một buổi chiều sương mù lan xuống núi. Du khách đến đây không dừng lại ở việc đến thưởng thức đồ uống, mà rộng ra là thưởng thức không khí, văn hóa lối sống, một môi trường sinh thái không bị pha tạp và tinh khiết.
Suối Giàng bốn mùa bồng bềnh trong mây, hấp dẫn du khách bởi khí hậu, vị ngọt của chè tuyết cổ thụ, của mật ong tinh khiết và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng lời hát trao tình của các chàng trai, cô gái Mông réo rắt gọi mời...
Post a Comment