Có ở nhiều vùng quê, nhưng là đặc sản truyền thống của Ninh Giang (Hải Dương), đó là thứ bánh được làm từ gạo nếp hoa vàng là lá gai. Cũng vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn... nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn của một vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa.
Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là vùng đất có một bề dày lịch sử văn hóa - sự đa dạng và phong phú không chỉ về văn hóa tinh thần mà còn cả những sản phẩm văn hóa vật chất nổi tiếng được truyền tụng lâu đời: đó là bánh gai.
Để có một chiếc bánh gai ngon làm vừa lòng khách tiêu dùng thì thật lắm công phu, mỗi gia đình đều có một bí quyết riêng.


Người ta phải kén gạo nếp hoa vàng, thơm, đem về vo sạch rồi ngâm nước lạnh qua đêm, gạo vớt ra cho vào rá để vào nơi thoáng cho ráo nước rồi đem xay thành bột mịn.
Lá gai phơi khô, tước bỏ hết gân, thái nhỏ đem luộc rồi vắt kiệt nước, cho vào cối giã thật nhuyễn, trộn với bột và đường kết tinh làm vỏ bánh, khi trộn bột phải vắt nhiều lần cho thật dẻo.

Nhân bánh cũng phải chọn nguyên liệu và gia công rất cầu kỳ: Đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn, hạt sen, hương liệu thơm như dầu chuốị.. mỡ lợn dày khổ đem pha rồi luộc chín, thái con chì, trộn đường rồi đem ủ vào chum, vạị Đến khi những miếng mỡ trắng, trong, giòn mới đem dùng. Đậu xanh cũng phải chọn loại ngon, hạt nhỏ, xay vỡ, ngâm đãi sạch vỏ, nấu chín giã nhuyễn. Các thức ấy được trộn, chế biến để làm nhân. Đặc biệt bánh gai phải được gói bằng lá chuối khô lau sạch, xếp nhiều lớp - dể giữ được lâu, người tiêu dùng, khách du lịch mua làm quà có thể mang đi xa mà không sợ bị hỏng. Khâu hấp bánh là khâu cuối cùng, bánh ngon hay không ngon, ngoài việc kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu, pha chế và giữ vệ sinh, còn phụ thuộc nhiều vào khâu gói và hấp bánh - việc làm bánh gai cầu kỳ phải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, điêu luyện và nhẫn nại của đôi bàn tay người thợ tài hoa.


Post a Comment

Previous Post Next Post