Đã từ lâu, ổi Bo Thái Bình đã trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ đối với những người con sinh ra ở đất Thái Bình mà còn được biết đến ở nhiều tỉnh thành khác. Ổi Bo đã trở thành "đặc sản” được nhắc đến trong văn hoá ẩm thực của người Thái Bình.
Đã từ lâu, ổi Bo Thái Bình đã trở nên quen thuộc với mọi người không
chỉ đối với những người con sinh ra ở đất Thái Bình mà còn được biết đến
ở nhiều tỉnh thành khác. Ổi Bo đã trở thành "đặc sản” được nhắc đến trong văn hoá ẩm thực của người Thái Bình.
Ổi thì dường như ở miền quê nào cũng có, nhưng ổi Bo Thái Bình không bị hoà trộn với bất cứ loại ổi nào, bởi dường như nó đã hội tụ những gì tinh tuý nhất của đồng đất và con người quê hương Thái Bình. Những ai đã từng một lần thưởng thức ổi Bo hẳn sẽ rất ấn tượng với vị thơm ngọt man mát, cùi dầy, ít hạt, thơm dòn.
Theo các bô lão thì từ khi còn rất nhỏ, các cụ đã được nghe thế hệ cha
ông đi trước kể chuyện về xuất xứ cây ổi Bo rằng: Ngày xưa, có một ông
nhà ở cạnh sông Trà Lý, trong một lần đi dạo cạnh bờ sông thấy có một
quả lạ nổi trên dòng nước liền vớt về ném ở sau vườn, sau thấy cây lên
quả ăn rất ngon mới đem nhân rộng ra để trồng. Mặc dù xuất xứ của cây ổi
Bo (làng Bo, xã Hoàng Diệu, Thái Bình), còn mang nhiều “bí tích”
nhưng để có được quả ổi thơm ngọt là cả một quá trình gồm nhiều công
đoạn chăm sóc vun trồng cầu kỳ của bàn tay con người: từ gieo giống,
chăm sóc tới khi thu hoạch.
Từ khâu gieo giống cũng đòi hỏi sự tỷ mỉ và hiểu biết nhất định, muốn lấy được giống tốt phải gieo hạt vào tháng 8 - là lúc thời tiết có mưa nhiều. Cây được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật chín, ruột ổi (chứa hạt) để trong khoảng một tuần cho nhũn ra thành nước, sau đó cho vào rá đãi lấy hột. Sau khâu chọn giống là khâu làm luống. Luống đất để gieo cây phải để thật khô đất phải đập thật mịn và nhỏ, kéo luống cao 20 phân so với mặt vườn, rộng 1m. Sau đó mới cho hạt giống đã chuẩn bị sẵn vào gieo, phủ lên trên bề mặt luống một lớp rạ mỏng, giữ độ ẩm liên tục trong mươi ngày. Sau khoảng 1 tháng cây mọc lên hẳn mặt đất mới rỡ rạ ra.
Để như vậy trong vòng 5 tháng sau mới đánh thưa ra để trồng. Khi cây có quả (quả to) phải bón phân kali trước khi thu hoạch một tháng cho quả rắn lại. Từ công đoạn gieo hạt đến khi được thu hoạch trái ổi đầu mùa phải mất tới ba năm.
Chính những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê, như nhắc nhở những người xa luôn nhớ về quê lúa Thái Bình.
Ổi thì dường như ở miền quê nào cũng có, nhưng ổi Bo Thái Bình không bị hoà trộn với bất cứ loại ổi nào, bởi dường như nó đã hội tụ những gì tinh tuý nhất của đồng đất và con người quê hương Thái Bình. Những ai đã từng một lần thưởng thức ổi Bo hẳn sẽ rất ấn tượng với vị thơm ngọt man mát, cùi dầy, ít hạt, thơm dòn.
Từ khâu gieo giống cũng đòi hỏi sự tỷ mỉ và hiểu biết nhất định, muốn lấy được giống tốt phải gieo hạt vào tháng 8 - là lúc thời tiết có mưa nhiều. Cây được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật chín, ruột ổi (chứa hạt) để trong khoảng một tuần cho nhũn ra thành nước, sau đó cho vào rá đãi lấy hột. Sau khâu chọn giống là khâu làm luống. Luống đất để gieo cây phải để thật khô đất phải đập thật mịn và nhỏ, kéo luống cao 20 phân so với mặt vườn, rộng 1m. Sau đó mới cho hạt giống đã chuẩn bị sẵn vào gieo, phủ lên trên bề mặt luống một lớp rạ mỏng, giữ độ ẩm liên tục trong mươi ngày. Sau khoảng 1 tháng cây mọc lên hẳn mặt đất mới rỡ rạ ra.
Để như vậy trong vòng 5 tháng sau mới đánh thưa ra để trồng. Khi cây có quả (quả to) phải bón phân kali trước khi thu hoạch một tháng cho quả rắn lại. Từ công đoạn gieo hạt đến khi được thu hoạch trái ổi đầu mùa phải mất tới ba năm.
Quả ổi Bo cũng có nhiều loại: có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt,
có loại quả lại như quả lê (hay quả đu đủ nhỏ), lại có quả giống như quả
găng có năm múi và năm khe. Nhưng chất lượng và vị ngon của giống ổi Bo
chính hiệu - tức là loại quả được trồng trên đất nguyên thổ của làng
Bo, với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào
tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng. Bởi cũng là giống
ổi Bo được ươm trồng ở đất Thái Bình, nhưng khi mang đi trồng ở tỉnh
khác thì hương vị và chất lượng lại thay đổi hoàn toàn.
Cây ổi Bo cũng thể hiện nét riêng đặc biệt của mình đối với người trồng
và thưởng thức nó: khi hái ổi phải hái bằng nèo không được trèo lên
cây, và cành ổi cũng không được rũ xuống gần đất có như vậy ổi mới không
bị chua. Khi ăn ổi Bo không nên dùng dao để cắt như vậy ăn miếng ổi sẽ
thấy chua, phải ăn một cách bình dị dân dã mới ngon, cứ dùng răng cắn
vào thịt quả ổi để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó. Đầu tiên là thấy
vị chát, sau là chua dịu, rồi vị ngọt thấm dần vào đầu lưỡi, vào khoang
miệng và lưu lại trong cổ họng.Chính những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê, như nhắc nhở những người xa luôn nhớ về quê lúa Thái Bình.
Post a Comment