Khâu nhục Lạng Sơn được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng và đã trở thành đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng. Khâu nhục được chế biến khá cầu kì và thường được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi…

khau-nhuc-dac-san-lang-son
Khâu nhục - đặc sản Lạng Sơn cho ngày Tết
Khâu nhục được hình thành từ khi người Nùng di cư từ Trung Quốc mang đến Việt Nam. Cái tên “khâu nhục” xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: Khâu - hấp đến mềm gục, còn nhục là thịt, do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là “Thịt được hấp gục”-Hay hấp đến chín nhừ. Khâu nhục được người Trung Quốc coi là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, cách bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Do đó, đây là món ăn gần như không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng.

khau-nhuc-dac-san-lang-son
Chọn tảng thịt heo ba chỉ thật ngon để chế biến khâu nhục

Nguyên liệu và cách chế biến món khâu nhục

Nếu ở Lạng Sơn thì việc tìm kiếm nguyên liệu cho món khâu nhục không phải khó khăn.
- Chọn tảng thịt heo ba chỉ thật ngon, có nhiều mỡ chút cũng được vì nếu quá béo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Rửa thật sạch rồi đem luộc sơ để không bị mất chất.
- Chuẩn bị các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… 
- Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị, sau đó dùng tăm tre chọc thật kĩ lớp bì để bì có khả năng hút nước cho mềm, đồng thời loại bỏ bớt lớp mỡ dưới da. 
- Tiếp theo đem thịt đi quay, vừa quay vừa phết mật ong lên cho vàng bì, hoặc cũng có thể cho thịt vào chảo mỡ đảo cho vàng miếng thịt rồi vớt ra để nguội.
- Lựa chọn những củ khoai môn thật ngon, gọt và rửa sạch, thái thành từng miếng, chiên vàng rồi bày lên đĩa. Phía dưới lớp khoai là lớp rau muối mặn được làm từ lá tàu soi băm nhỏ, trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi. 
- Sau đó thái thịt thành từng miếng khoảng 1,5 cm, úp bát to vào, lật lại để nguyên đĩa rồi xếp từng bát vào nồi chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng cho thịt chín và mềm nhừ, giảm bớt mỡ, bớt ngậy.
- Trang trí cho món đặc sản khâu nhục thêm đẹp mắt, khi ăn thì lật úp bát thịt ra đĩa, để phần da của thịt được bày lên trên, nếu có màu vàng đều cùng hương thơm đặc trưng là đã đạt yêu cầu. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.

khau-nhuc-dac-san-lang-son
Khâu nhục - đặc sản Lạng Sơn cho ngày Tết
Khâu nhục làm xong có mùi thơm ngây ngất khó tả của lá mác mật, nấm mèo và các gia vị khác cộng với cái mềm dẻo, ít ngậy của miếng thịt làm cho người thưởng thức chỉ muốn ăn mãi. Những bạn sống xa nhà, mặc dù được thưởng thức nhiều món ngon khác, nhưng đối với họ thì khâu nhục vẫn là ngon nhất, vì nguyên liệu là thịt heo lúc nào cũng sẵn có, lá mác mật nhà nào cũng trồng sẵn vài cây sau vườn, có dịp là ra vườn hái lá để dùng.
Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, nhà mình đừng quên thưởng thức đặc sản Lạng Sơn khâu nhục để biết được ẩm thực vùng cao nơi đây đậm đà như thế nào nhé!

Post a Comment

Previous Post Next Post