Khách qua thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hoá) ai cũng muốn dừng chân mua một ít bánh gai để làm quà. Bánh gai Chiêm Hóa đã trở thành thương hiệu Dac san tuyen quang nổi tiếng không chỉ trong tỉnh.Nghề làm bánh gai khó giàu nhưng người làm bánh gai ở thị trấn Vĩnh Lộc vẫn gắn bó với nghề. Đơn giản bởi họ muốn lưu giữ một nghề truyền thống với một sản phẩm mang đậm hương vị quê hương.
Cùng với những thương hiệu bánh gai nổi tiếng như bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), Tứ Trụ (Thanh Hoá), Bà Thi (Nam Định)… thì bánh gai Chiêm Hoá cũng được nhiều người biết đến. Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô tạo nên hương vị rất đặc trưng của bánh gai.
Ông Dương Văn Tạo, 87 tuổi (tổ Luộc 1, thị trấn Vĩnh Lộc) cho biết: Từ hồi thanh niên, ông được ăn bánh gai và thấy rằng bánh gai hồi đó rất dẻo, quánh và có hương thơm rất quyến rũ, ăn một lúc 3 đến 4 cặp bánh mà không thấy chán. Thời đó, nhân dân rất thích bánh gai, mỗi dịp ngày lễ, Tết thường mang biếu nhau. Bánh gai còn xuất hiện cả trong lễ cưới, các dịp hội hè.
Ở thị trấn Vĩnh Lộc hiện nay có 11 hộ chuyên làm bánh gai, nhưng làm bánh gai nổi tiếng nhất là nhà bà Sâm Sủi (Trương Thị Sâm, ở tổ A2). Về làm dâu hơn 30 năm cũng là thời gian bà Sâm gắn bó với nghề này, bà bảo: Nhà chồng bà đã có nghề làm bánh gai từ lâu. Kinh nghiệm làm bánh được bố mẹ chồng truyền lại và là kế sinh nhai của gia đình đến bây giờ. Hàng ngày, bánh của gia đình bà làm ra đến đâu hết đến đó, người mua vào tận nhà, không phải bày bán ngoài đường. Người mua ít thì dăm ba cặp, người mua nhiều thì đến vài chục cặp, thi thoảng có đơn vị đặt hàng nghìn cặp, mẹ con bà phải làm từ sáng tới khuya. Bình quân mỗi ngày gia đình bà sản xuất 250 cặp bánh. Thoạt nghe thì thấy lớn nhưng bà Sâm cho biết, giá của mỗi cặp là 5.000 đồng, mỗi ngày chỉ lãi được hơn 100.000 đồng vì giá nguyên vật liệu khá đắt. Bánh gai của nhà bà Sâm đã có mặt ở không ít tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong các hội chợ ở tỉnh và huyện, bánh gai của bà Sâm đều có mặt, là sản vật đặc trưng của huyện Chiêm Hoá. Bà Sâm chia sẻ: Để tạo uy tín, ngoài bí quyết gia truyền thì từ nguyên liệu từ hạt gạo đến lá gói phải chọn cẩn thận, làm phải đúng quy trình, đặc biệt là phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
Nắm bắt được lợi thế để quảng bá thương hiệu cho những sản vật của địa phương, huyện Chiêm Hoá cũng đang có hướng mở cho những ngành nghề này. Đồng chí Ma Phúc Đào, Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hoá cho biết: Để khai thác tối đa tiềm năng những mặt hàng truyền thống, trong thời gian tới, huyện sẽ rà soát lại, đồng thời huy động các cơ sở sản xuất trên địa bàn đi vào hoạt động có quy mô và chất lượng cao; quy hoạch, xây dựng khu trưng bày; giới thiệu và bán sản phẩm, sản vật của địa phương như bánh gai, bánh gấc, rượu chuối, mắm cá ruộng…
Ông Dương Văn Tạo, 87 tuổi (tổ Luộc 1, thị trấn Vĩnh Lộc) cho biết: Từ hồi thanh niên, ông được ăn bánh gai và thấy rằng bánh gai hồi đó rất dẻo, quánh và có hương thơm rất quyến rũ, ăn một lúc 3 đến 4 cặp bánh mà không thấy chán. Thời đó, nhân dân rất thích bánh gai, mỗi dịp ngày lễ, Tết thường mang biếu nhau. Bánh gai còn xuất hiện cả trong lễ cưới, các dịp hội hè.
Ở thị trấn Vĩnh Lộc hiện nay có 11 hộ chuyên làm bánh gai, nhưng làm bánh gai nổi tiếng nhất là nhà bà Sâm Sủi (Trương Thị Sâm, ở tổ A2). Về làm dâu hơn 30 năm cũng là thời gian bà Sâm gắn bó với nghề này, bà bảo: Nhà chồng bà đã có nghề làm bánh gai từ lâu. Kinh nghiệm làm bánh được bố mẹ chồng truyền lại và là kế sinh nhai của gia đình đến bây giờ. Hàng ngày, bánh của gia đình bà làm ra đến đâu hết đến đó, người mua vào tận nhà, không phải bày bán ngoài đường. Người mua ít thì dăm ba cặp, người mua nhiều thì đến vài chục cặp, thi thoảng có đơn vị đặt hàng nghìn cặp, mẹ con bà phải làm từ sáng tới khuya. Bình quân mỗi ngày gia đình bà sản xuất 250 cặp bánh. Thoạt nghe thì thấy lớn nhưng bà Sâm cho biết, giá của mỗi cặp là 5.000 đồng, mỗi ngày chỉ lãi được hơn 100.000 đồng vì giá nguyên vật liệu khá đắt. Bánh gai của nhà bà Sâm đã có mặt ở không ít tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong các hội chợ ở tỉnh và huyện, bánh gai của bà Sâm đều có mặt, là sản vật đặc trưng của huyện Chiêm Hoá. Bà Sâm chia sẻ: Để tạo uy tín, ngoài bí quyết gia truyền thì từ nguyên liệu từ hạt gạo đến lá gói phải chọn cẩn thận, làm phải đúng quy trình, đặc biệt là phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
Nắm bắt được lợi thế để quảng bá thương hiệu cho những sản vật của địa phương, huyện Chiêm Hoá cũng đang có hướng mở cho những ngành nghề này. Đồng chí Ma Phúc Đào, Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hoá cho biết: Để khai thác tối đa tiềm năng những mặt hàng truyền thống, trong thời gian tới, huyện sẽ rà soát lại, đồng thời huy động các cơ sở sản xuất trên địa bàn đi vào hoạt động có quy mô và chất lượng cao; quy hoạch, xây dựng khu trưng bày; giới thiệu và bán sản phẩm, sản vật của địa phương như bánh gai, bánh gấc, rượu chuối, mắm cá ruộng…
Post a Comment